Cái Chết Đột Ngột Của Tướng Hiếu

Trong quyển I/BMHTCTMN, tôi đă kể đến cái chết đầy nghi vấn của tướng Nguyễn Văn Hiếu. Một vị tướng độc nhất của QLVNCH không có tên trong câu vè tướng sạch: "Nhất Trưởng, nh́ Thanh, tam Chinh, tứ Thắng", nhưng lại được người đời coi là sạch, và đến ngày gần tàn của nền đệ nhị CH đă được phó tổng thống Trần Văn Hương, đặc trách "Ủy Ban Bài Trừ Tham Nhũng" (UBBTTN), trao cho nhiệm vụ phụ tá đặc trách bài trừ tham nhũng, ngoài chức vụ tư lệnh phó QĐ III, làm việc trực tiếp dưới quyền của tướng Nguyễn Văn Toàn, một người nổi tiếng dâm dục, tham nhũng, thối nát lừng lẫy, khiến báo chí đă phải tặng cho danh hiệu "Quế Tướng Công" và "con heo nọc"! v.v... Trong quyển đó, tôi đă tường thuật cái chết của tướng Hiếu khá đầy đủ, nên nơi đây tôi không nhắc lại những chuyện đă viết rồi. Nhưng cái chết hết sức đột ngột và chứa đầy bí ẩn ấy đă mau chóng bị tràn ngập và nhận ch́m trong ḍng biến cố hỗn loạn cực kỳ trọng đại và hết sức bi thảm của miền Nam.

Nhưng đối với tôi, cái chết của tướng Hiếu không thể nào để bị vùi lấp cách đơn giản như mọi cái chết khác được. Như tôi đă tŕnh bày trong bộ bút kư chính trị này, kể từ khi các tướng lănh đă âm mưu giết chết anh em TT Diệm để lên cầm quyền, đất nước miền Nam ta đă rơi vào t́nh trạng cực kỳ hỗn loạn. Tệ nạn tham nhũng, thối nát phát triển mạnh mẽ, do đám kiêu tăng và kiêu binh hoành hành bất chấp luật pháp quốc gia. Cho đến khi tướng Thiệu lên làm chủ tịch Ủy Ban Lănh Đạo Quốc Gia, tướng Kỳ làm chủ tịch UB Hành Pháp Trung Ương (1965-66); rồi tới lúc Thiệu làm tổng thống và Kỳ làm phó tổng thống (1967) th́ các viên chức tham nhũng, thối nát trong chính quyền và quân đội đă nghiễm nhiên trở thành một băng đảng Mafia, mà hệ thống đă ăn ngầm chằng chịt từ dinh Độc Lập, dinh Thống Nhất, bộ Tổng Tham Mưu QĐVNCH xuống đến tận cùng các xă ấp rồi. Thực trạng này đă khiến thủ tướng Trần Văn Hương, khi đứng ra lập tân nội các, đă ví chẳng khác nào việc đi chợ, trước mắt chỉ toàn cá ươn đành phải mua tạm vậy. Và ông đă than thở đại ư: "Bây giờ nếu bài trừ hết tham nhũng th́ c̣n ai để làm việc nữa!"

Do đó việc phó tổng thống Hương chọn tướng Hiếu làm phụ tá chủ tịch Ủy Ban Bài Trừ Tham Nhũng chứng tỏ trong quân đội VNCH lúc bấy giờ vẫn c̣n có một số người trong sạch, can đảm, đáng ngưỡng mộ. Nhưng rất tiếc đất nước đă tới thời kỳ mạt vận, một vài cánh én lẻ loi không thể nào đem lại được mùa xuân cho dân tộc!

Càng đi sâu vào việc khám t́m sự thật trong cái chết đầy bí ẩn của tướng Hiếu, tôi càng cảm thấy hoang mang trước nhiều sự kiện trái ngược với những lời tường thuật hoàn toàn mâu thuẫn của tất cả các chứng nhân. Từ đó hết nghi vấn nọ đẻ ra nghi vấn kia, đan kết chằng chịt với nhau, khiến bí ẩn càng thêm bí ẩn!

Dưới đây xin tóm lược để tường tŕnh cùng bạn đọc:

Tướng Hiếu chết vào lúc nào?

Câu hỏi giản dị nhất, dễ hiểu và dễ trả lời đúng nhất đối với mọi nhân chứng liên can xa gần tới cái chết của tướng Hiếu là: "Tướng Hiếu chết vào lúc nào?". Thế mà không ngờ nó lại trở thành một vấn đề đầy nghi vấn phức tạp. Ngay cả những sĩ quan liên hệ mật thiết nhất với tướng Hiếu, đă từng tiếp xúc với ông cho đến giây phút cuối cùng sắp xảy ra thảm trạng vẫn tường thuật mâu thuẫn. Người nói tướng Hiếu đă chết vào buổi trưa; người kia nói ông chết vào buổi chiều!

Biết tin vào ai bây giờ? Vậy, xin kể lại nguyên văn lời tường thuật của các nhân chứng sau đây, do ông Nguyễn Văn Tín, bào đệ của tướng Hiếu đă thu thập được:

- Buổi trưa:

Các nhân chứng nói tướng Hiếu chết vào buổi trưa gồm có: Chuẩn tướng Trần Đ́nh Thọ (trưởng pḥng 3 TTM), chuẩn tướng Trần Quang Khôi (chỉ huy trưởng Lực Lượng Xung Kích QĐ III), đại tá Nguyễn Khuyến (chỉ huy trưởng An Ninh QĐ/QĐ III), đại tá Nguyễn Văn Y (cựu đặc ủy trưởng Trung Ương T́nh Báo), và đại tá Lê Khắc Lư (nguyên tham mưu trưởng QĐ II).

CT Trần Đ́nh Thọ (hiện ở Virginia) xác nhận tướng Hiếu chết vào buổi trưa, v́ ông c̣n nhớ rơ là trưa ngày hôm đó ông bận việc, sắp sửa đi ăn cơm trưa, th́ nhận được cú điện thoại của đại tá Phan Huy Lương báo tin tướng Hiếu bị thảm sát. CT Khôi (hiện ở Virginia) xác nhận tướng Hiếu chết vào buổi trưa, v́ ông nhớ là sáng ngày hôm đó, tướng Hiếu họp với ông lúc 8 giờ 30 sáng ở G̣ Dầu Hạ. Khoảng 9 giờ 30, tướng Hiếu bay về Biên Ḥa. Vài giờ sau ông hay tin tướng Hiếu chết. ĐT Nguyễn Khuyến, trong lá thơ đề ngày 18.7.98, gửi ông Ng. V. Tín, cho biết đại tá c̣n nhớ rơ diễn tiến như sau: Ông họp với tướng Hiếu ở văn pḥng bộ tư lệnh QĐ III, từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa, ông lái xe về văn pḥng ANQĐ/QĐ III, cách đó chừng 10 phút. Ông chuẩn bị đi ăn trưa với mấy người bạn từ Sài G̣n tới thăm th́ nhân viên An Ninh Quân Đội báo tin là có cú điện thoại cho hay tướng Hiếu vừa mới tự vận.

Riêng hai ông cựu đại tá Nguyễn Văn Y và cựu ĐT Lê Khắc Lư, không phải là chứng nhân trực tiếp mà chỉ nghe người khácnói rồi thuật lại. Nhưng tôi vẫn kể vào đây để bạn đọc suy luận. Cựu đại tá Y, năm 1986, đă nói với bào đệ của tướng Hiếu một câu vỏn vẹn: "Tội nghiệp tướng Hiếu chết khi chưa kịp ăn cơm trưa". Không biết căn cứ vào đâu, hay đă nghe lời ai kể lại, mà cựu đại tá Y nói như thế? C̣n cựu ĐT Lê Khắc Lư chỉ thuật lại lời tướng Toàn đă kể cho ông biết, tướng Hiếu chết vào buổi trưa.

- Buổi chiều:

Ngược lại, vẫn có một số sĩ quan khác cho rằng tướng Hiếu đă chết vào buổi chiều. Điểm đáng chú ư là ai cũng cố viện dẫn bằng cớ, để chứng minh lời nói của ḿnh là xác đáng. Do đó, tôi phải tóm lược trung thực tất cả để bạn đọc suy luận.

- Chuẩn tướng Lư Ṭng Bá (tư lệnh SĐ 25) nói: Chiều hôm đó, ông họp với Toàn. Xong, ông ra về, đi ngang qua pḥng tướng Hiếu nghe binh sĩ x́ xào tướng Hiếu bị bắn trong văn pḥng.

- Trong thơ đề ngày 4.1.99, gửi cho bào đệ của tướng Hiếu, ĐT Tạ Thanh Long (trưởng đoàn quân sự VNCH trong ban Liên hiệp 4 bên và 2 bên) tường thuật như sau: Lúc 5 giờ 30 chiều ông họp ban liên hiệp Quân Sự 4 bên do tướng Hiếu chủ tọa với sự hiện diện của CT Đào Duy Ân, ĐT Lương, và tổng lănh sự Mỹ Richard Peters ở Biên Ḥa. Tan họp, ĐT Lương mời tướng Hiếu đi ăn cơm chiều. C̣n ông (ĐT Long) bận đi họp với chủ tịch UB Quốc Tế, khoảng 20 phút, về tới văn pḥng th́ được ĐT Lương báo tin tướng Hiếu chết.

- CT Đào Duy Ân (tư lệnh phó lănh thổ QĐ III) cho biết tướng Hiếu chết buổi chiều, và kể: Vào lúc 5 giờ 30 chiều hôm đó, ông nói chuyện riêng với tướng Hiếu (không họp với ai khác!). Sau đó ông về nhà ăn cơm với gia đ́nh, c̣n tướng Hiếu trở về trailer riêng ăn cơm. Vừa về tới nhà, ông được ĐT Lương điện thoại báo tin tướng Hiếu chết. Ông trở lại bộ tư lệnh QĐ III thấy có mặt tướng Toàn, và thấy tướng Hiếu chết ngồi ở bàn giấy. Sau đó tướng Toàn ra lệnh cho một thiếu tá dùng chiếc xe díp hồng thập tự lặng lẽ chở xác tướng Hiếu đưa qua quàn tại bệnh viện tiểu khu Biên Ḥa. Ngoài ra không có một sĩ quan nào khác tháp tùng.

- ĐT Phan Huy Lương (tham mưu phó hành quân QĐ III) cho biết như sau: Như thường lệ, khoảng 5 giờ 30 chiều, tướng Hiếu, tướng Lê Trung Tường (tham mưu trưởng QĐ III) và ông (ĐT Lương) ngồi nói chuyện chơi (không phải họp) tại văn pḥng tham mưu trưởng QĐ III, trong khi chờ tới giờ ăn cơm chiều. Ông mời tướng Hiếu đi ăn cơm. Tướng Hiếu đi trở về văn pḥng tư lệnh phó lấy đồ riêng. Một chặp sau có tiếng súng nổ, quân cảnh chạy vào xem rồi trở ra báo cáo tướng Hiếu bị nạn. Một lát sau ông thấy tướng Toàn xuất hiện. Từ giây phút đó ông bối rối và buồn bực nên không quan tâm đến nữa. Ông minh xác không gọi điện thoại báo tin cho ai biết hết. Ông chỉ biết bà tướng Hiếu đến bộ tư lệnh QĐ vào lúc 9-10 giờ tối. ĐT Lương cho biết thêm, đến nay ông cũng không biết kết quả điều tra của Quân Cảnh Tư Pháp như thế nào và có t́m ra viên đạn gây nên tai nạn hay không. C̣n bác sĩ Trí, giảo nghiệm viên của vụ án mạng này hiện đă qua đời!

- Trung tá Quyến - (trong bài tường thuật, quyển I, tôi đă ghi là Huyến, nay xin cáo lỗi) - chỉ huy trưởng Quân Cảnh QĐ III đă quả quyết với bào đệ của tướng Hiếu như sau: Tướng Hiếu chết khoảng sau 6 giờ rưỡi chiều. Ông c̣n nói thêm, hôm đó CT Lê Trung Tường đem một toán lính mặc đồ trận đến bộ tư lệnh QĐ III đuổi hết Quân Cảnh của ông đi nơi khác. Chiều hôm đó, sau khi tắm rửa xong, khoảng 6 giờ 30 chiều, ông ghé vào bộ tư lệnh thấy tướng Hiếu c̣n ngồi tại bàn giấy. Ông c̣n nói thêm, khi phải điều tra vụ án mạng này, ông lo sợ cho tính mệnh của nhân viên QC Tư Pháp của ông, nên phải lập mưu (!) kéo thêm nhóm cảnh sát của đại úy Thịnh Văn Phúc, cùng nhóm Chiến Tranh Chánh Trị của ĐT Nguyễn Hùng Khanh vào cùng điều tra để giảm bớt trách nhiệm và áp lực từ trên giáng xuống!

- ĐT Lê Văn Trang (chỉ huy trưởng Pháo Binh QĐ III, hiện ở Virginia) cho biết tướng Hiếu chết vào buổi chiều. Lúc 5 giờ 30 phút, ông họp với tướng Hiếu, có sự hiện diện của CT Đào Duy Ân và ĐT Phan Huy Lương, bàn định công việc cho ngày hôm sau. Sau 20 phút, cuộc họp chấm dứt, ông và tướng Ân về nhà ăn cơm. Tướng Hiếu và ĐT Lương, nhà xa, rủ nhau đi ăn cơm trong câu lạc bộ sĩ quan. Đang tắm, chưa ăn cơm, ông được quản gia báo tin ĐT Lương điện thoại cho hay tin tướng Hiếu chết.

- Chót hết, nhưng theo tôi, lại quan trọng nhất là lời tường thuật của đại úy Đỗ Đức, sĩ quan tùy viên của tướng Toàn. Qua điện thoại, ĐU Đức đă kể cho bào đệ của tướng Hiếu nghe những ǵ ông biết về cái chết của tướng Hiếu như sau: "Ngày hôm đó t́nh h́nh rất căng thẳng. Có lệnh cấm trại 100%. Cả ngày tướng Toàn làm việc trong văn pḥng tại bộ tư lệnh QĐIII. tôi ngồi trực tại pḥng kế bên. Pḥng tôi đối diện với văn pḥng tướng Hiếu. Tôi nhớ rơ ngày hôm đó tướng Toàn không họp với tướng Lư Ṭng Bá...v́ ai tới gặp tướng Toàn cũng phải qua tôi. Đến khoảng 5 giờ rưỡi chiều, tướng Toàn sai tôi gọi xe đưa ông về tư dinh nằm cạnh ṭa hành chánh Biên Ḥa ... Sau khi thảy cặp tướng Toàn xuống, tôi đi nhậu cùng với thiếu tá phi công Lượng và thiếu tá phi công Cửu. Chúng tôi nhậu được khoảng 15 phút th́ được báo là tướng Toàn đă cấp tốc trở lại bộ tư lệnh với viên cận vệ. Tôi vội vàng bỏ rượu bia phóng về bộ tư lệnh. Khi tới nơi quang cảnh đă tấp nập. Quân Cảnh đă đông đầy. Tướng Toàn ra lệnh niêm phong văn pḥng tướng Hiếu, nên tôi không thấy cảnh tướng Hiếu chết làm sao. Tôi nghe tướng Toàn ra lịnh phải điều tra gấp cho ra nội vụ. Khoảng nửa giờ sau tôi theo tướng Toàn trở lại tư dinh. Sau này tôi nghe nói tướng Hiếu thích chơi súng, nên bị nạn v́ súng lảy c̣ (!)..."

Những nguyên nhân

V́ cái chết của tướng Hiếu bao trùm nhiều bí ẩn, nên ngay từ đầu các nghi vấn đă được nêu lên, đan kết tṛng tréo vào nhau dầy đặc, nhưng không có một lời giải đáp nào thỏa đáng, càng khiến cho dư luận tha hồ đồn thổi lung tung. Nhưng, để cho độc giả khỏi bị hoang mang, tôi mạn phép tóm gọn trong ba nghi vấn chính: Tự tử, súng cướp c̣, và bị mưu sát.

Tự tử: - Lẫn lộn trong các nghi vấn, người ta nghe thoang thoảng lời đồn đăi tướng Hiếu đă tự tử. Sau khi tiếp xúc và trao đổi quan điểm nhiều lần khá cận kẽ với thân nhân của vị tướng đă quá cố, tôi thấy tất cả mọi người trong gia quyến của tướng Hiếu đều quả quyết không thể nào xảy ra chuyện đó được. Trong khi các tướng khác đều có tư dinh, là những ngôi biệt thự lớn rộng, sang trọng, nhà ông Hiếu ở trong cư xá sĩ quan Chí Ḥa, một căn nhà khiêm nhường, sát vách với những căn khác. Gia đ́nh của tướng Hiếu rất êm ấm, anh em trên thuận dưới ḥa, vợ hiền, con ngoan (tướng Hiếu có sáu người con cả trai lẫn gái). Ông là con người "tri túc" (tri túc tiện túc hà thời túc, tri nhàn tiện nhàn hà thời nhàn), biết an phận thủ thường, với cuộc sống thanh đạm gói ghém vừa đủ trong đồng lương khiêm nhường, yếu kém của ḿnh. Theo lời của ông Tín, một bào đệ của tướng Hiếu cho biết nguyên văn: "Có lần anh tôi nói với tôi là đồng lương sĩ quan, anh tôi không có khả năng đăi bạn bè đi nhà hàng ăn, chỉ thết đăi ở nhà được thôi. Anh tôi c̣n cho biết là chị dâu tôi thường chưa hết tháng đă than phiền là hết tiền đong gạo rồi!".

V́ thế tướng Hiếu không đua đ̣i chơi bời trác táng, không bê tha pḥng trà, lê la vũ trường, không lấy ca nhe, ca sĩ làm vợ lẽ như hầu hết các tướng tá khác. Riêng bà tướng Hiếu cũng không giống như các bà tướng Thiệu, Khiêm, Viên, Phạm Văn Phú, Phạm Quốc Thuần, Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Cao Kỳ, Trần Văn Trung... thay chồng thâu hụi chết, bắt áp phe, buôn lậu, cắm sừng chồng...

Hơn thế, tướng Hiếu lại c̣n là một con chiên ngoan đạo, tất không thể tự tử, v́ giáo điều Thiên Chúa nghiêm cấm giáo dân tự hủy tính mạng ḿnh.

Một điểm đáng chú ư khác: Trong thời gian trước khi chết cả gia đ́nh ông lẫn các bạn đồng ngũ đều nhận thấy lúc nào ông cũng vẫn vui vẻ, hồn nhiên. Chứng minh điều này, trong thơ đề ngày 18.7.98, ĐT Nguyễn Khuyến, hiện ở San José viết nguyên văn: "...Pḥng An Ninh QĐ báo cho biết tướng Hiếu đă dùng súng lục tự vận tại văn pḥng. Tôi rất bàng hoàng và kinh ngạc v́ đó là chuyện khó tin. Tôi mới chào từ biệt ông cách đây chừng 15 phút sau buổi họp. Tôi thấy ổng vẫn vui vẻ như thường lệ, không có triệu chứng ǵ của một kẻ chán đời. Làm sao có chuyện tự vận."

Một chi tiết khác cần phải quan tâm đặc biệt: Ngày tướng Hiếu chết trùng với ngày dinh Độc Lập bị dội bom. Sáng ngày 8.4.75, sau khi vụ đánh bom dinh Độc Lập của phi công CS nằm vùng Nguyễn Thành Trung xảy ra, t́nh h́nh thủ đô đột nhiên trở nên sôi động, căng thẳng lạ thường, tướng Hiếu vẫn không quên đến vợ con ở nhà. Theo lời cô Thúy Mỹ, hiện đang cư ngụ ở Philadelphia, một người em trong thân tộc của tướng Hiếu kể lại, ông đă gọi điện thoại về cho bà Hiếu với những lời dặn ḍ tŕu mến như sau: "A lô ... Em đó hả? Sáng nay t́nh h́nh bên ngoài không mấy tốt, em nhớ căn dặn các con, nhất là mấy đứa lớn, phải ở nhà đừng đi đâu. Ra bên ngoài nguy hiểm lắm. Phần em hăy lo cho các con thay anh. Trên này anh có quá nhiều việc. Trước t́nh h́nh sôi bỏng lại thêm chuyện nội bộ chính anh em làm việc với ḿnh. Nhưng thôi, không tiện nói hết. Em nhớ giữ ǵn sức khỏe. Nhớ trông nom các con cho anh nhé em!..."

Ai ngờ đâu những lời thương mến đó của tướng Hiếu lại là những lời vĩnh biệt của ông gửi đến vợ con!

Súng cướp c̣: - Trong thời gian làm báo ở quê nhà tôi không thân với tướng Hiếu như mấy vị tướng khác. Nhưng qua đôi lần gặp gỡ chuyện tṛ (khoảng năm 73, khi đó ông đă làm tư lệnh phó QĐ III, thời tướng Phạm Quốc Thuần giữ chúc tư lệnh) cũng đủ cho tôi biết được đặc tính khoái chơi súng lục của ông. Mỗi lần gặp nhau, ông thường nói chuyện với tôi về loại Rouleau P.38, năm viên, ṇng ngắn, hiệu Smith & Wesson mà ông thích nhất. V́ ông rất ngạc nhiên không ngờ tôi cũng có một khẩu loại đó, c̣n mới toanh, nước si xanh lè, láng bóng.

Có lần chính ông đă yêu cầu tôi đưa súng của tôi cho ông xem. Ông mân mê khẩu súng với vẻ rất say sưa thú vị. Ông c̣n hỏi tôi có chịu đổi súng cho ông không. Ông khoe đă có cả một collection đủ loại từ colt của Đức Quốc Xă, Colt Trung Cộng, Mauser của Ư, rouleau đủ loại của Mỹ, kể cả loại Magnum, 6 viên, có thể phá ổ khóa tủ sắt như chơi v.v...Ông cho tôi tha hồ chọn tùy thích. Nhưng tôi nói không thể đổi cho ông được. V́ súng của tôi đă được bộ Nội Vụ cấp giấy phép, có ghi số trước tịch hẳn hoi. Ông nh́n tôi tỏ vẻ nghi ngờ, khiến tôi lại phải đưa luôn giấy phép giữ và mang vơ khí đạn dược (mang số 236/BNV/KS/16, với đặc trưng của khẩu súng như sau: Súng lục kiểu Rouleau, khẩu kính: 38 SF, hiệu: Smith and Wesson, số trước tịch: J.528 và 25 viên đạn, đề ngày 6.3.1972), có chữ kư rành rành của ông Tôn Thất Chước, tổng thơ kư Bộ Nội Vụ... lúc đó ông mới chịu tin.

(Khẩu súng này tôi c̣n giữ trong người để pḥng thân khi leo lên chiếc tàu Trường Xuân, ngày 30.4.75. Lúc đó CSBV đă treo cờ trên nóc nhà hàng Majectic rồi! Tôi chỉ vứt nó xuống biển khi tôi rời tàu Trường Xuân leo qua tàu Clara Maersk. Nhưng tấm giấy phép, hiện nay tôi vẫn c̣n giữ như một kỷ niệm).

Ít lâu sau, khi tướng Dư Quốc Đống thay thế tướng Thuần làm tư lệnh QĐ III, thỉnh thoảng có dịp lên đó chơi, tôi thấy ông đă có một khẩu giống hệt loại của tôi. Ông đưa cho tôi xem, vẫn với vẻ thích thú như dạo nào. Sở dĩ tôi phải dông dài một chút như thế chỉ cốt chứng minh bằng sự thấy biết của bản thân để cho độc giả biết rằng tướng Hiếu đă không thể chết lăng xẹt v́ bị súng cướp c̣.

Theo sự hiểu biết rất tầm thường của tôi, không kể sự am tường rành rẽ về vũ khí ngắn của tướng Hiếu, loại Rouleau này không bao giờ bị kẹt đạn, và rất giản dị khi lau chùi. Mỗi lần muốn lau chùi, chỉ cần lắc ổ đạn (5 viên) sang bên trái, trút hết đạn trong ổ ra. Lúc đó ṇng súng trống hoang, rỗng tuếch, có thể lấy mắt ḍm suốt ṇng súng rất ngắn, không quá ba đốt ngón tay. Không bao giờ có chuyện một viên đạn rouleau nằm sẵn trên ṇng súng để mà bị tai nạn cướp c̣!

Khi muốn bắn, luôn luôn phải thực hiện ba động tác liên tiếp: 1.- gạt chốt an toàn nằm bên trái của khẩu súng, 2.- dùng ngón cái kéo con c̣ trên gáy súng lui về phía sau (vị trí sẵn sàng nhả đạn), 3.- rồi ngón trỏ mới lẩy c̣ dưới bụng súng. Lúc đó con c̣ trên gáy súng sẽ mổ mạnh vào đít viên đạn đă nằm sẵn trong ổ, tống nó ra khỏi ṇng súng. (Ghi chú: Có thể bỏ qua động tác 2, khi cần kíp).

Làm động tác 2 để giảm bớt sức giật của súng. Nếu tay yếu, kềm không vững, sức giật mạnh sẽ khiến cho đường đạn đạo kém chính xác. Bởi loại rouleau P.38, vốn có sẵn cơ bản là ṇng ngắn, nên kém chính xác hơn các loai ṇng dài. Hăy coi động tác của các tay cao bồi trong các phim Mỹ để biết rơ hơn.

Một kẻ văn nhược, vụng về, không quen dùng vũ khí như tôi mà c̣n chẳng bao giờ bị tai nạn cướp c̣ th́ chuyện một ông tướng đă từng xông pha trận mạc suốt cuộc đời lại từng nổi tiếng là tay thiện xạ súng lục như tướng Hiếu lẽ nào lại bị chết thảm cách lăng nhách v́ bị khẩu rouleau cướp c̣?!

C̣n đại tá Khang, anh em thân thường gọi là Khang Mặt Mụn, chỉ huy trưởng bộ chỉ huy 3 Tiếp Vận đóng ở Long B́nh, cho rằng cái khóa an toàn khẩu súng của tướng Hiếu bị hỏng sao đó, tôi cũng không tin lắm. V́ chính tôi đă được xem khẩu súng đó của tướng Hiếu, tuy không mới cáu cạnh như súng của tôi, nhưng c̣n ngon lành lắm. Làm sao có thể hỏng chốt an toàn được?

Tôi cũng đă quen biết khá thân từ lâu với đại tá Khang, nên biết tính anh vui vẻ, nhanh nhẹn, hề hà, nên nghĩ rằng anh không mấy chuyên chú đích xác đến chuyện khóa an toàn của khẩu súng rouleau ấy. Riêng chuyện tướng Hiếu đưa khẩu súng của ông cho Quân Cụ xoáy lại "lằn rănh trong ṇng súng" (rayures) tôi không biết nên không dám có ư kiến. Vả lại tôi chưa từng nghe ai nói như thế bao giờ!

Cùng một nhận xét như tôi, ĐT Tạ Thanh Long đă nói với bào đệ của tướng Hiếu trong một cuộc điện đàm như sau: "Công tâm mà nói, khẩu P.38 khó mà có thể tự động lẩy c̣. Muốn nổ súng, phải làm lần lượt hai động tác: 1. gạt chốt an toàn, và 2. bấm c̣!"

Vết tử thương và đường đạn đạo:

Ngoài các biện thuyết đă nêu để phản bác nghi vấn "tự tử" và "súng cướp c̣", chúng ta, người ngoài cuộc, c̣n phải kể đến một yếu tố độc đáo liên quan đến vết tử thương mà thân nhân của tướng Hiếu đă nêu ra như sau: Tướng Hiếu là người thuận tay mặt, tức dùng súng tay mặt. Nếu tự tử tất nhiên ông phải tự bắn vào đầu ḿnh bằng tay mặt. Nhưng ngược lại, ông Tín, bào đệ tướng Hiếu, minh xác nguyên văn: "Tôi chỉ thấy viên đạn để lại một dấu chấm đen nhỏ xíu ở cằm bên trái, cách góc mép môi bên trái 1 cm (một phân), khoảng 45 độ hướng về phía dưới. Viên đạn cũng để lại một lỗ đen nhỏ xíu trên đỉnh đầu bên phải (chứ không phải đằng sau ót, như viên bác sĩ khán nghiệm tŕnh lại với một thân nhân...!"

Trong khi đó các nhân chứng khác, như ĐT Phan Huy Lương, lại kể: "Viên đạn xuyên qua trán lên đỉnh đầu, khiến óc văng tung tóe lên tường". Về phần ĐT Khuyến kể, khi ông đến bộ tư lệnh th́ xe Hồng Thập Tự đă chở xác tướng Hiếu vào bịnh viện, nên ông chỉ được nghe lời ĐT Lương thuật lại như sau: "Tướng Hiếu nằm bất động tại ghế bành bàn giấy. Một ḍng máu tươi chảy chan ḥa xuống mặt và ngực. Một viên đạn đă xuyên qua trán đi thẳng lên óc. Viên đạn này c̣n trớn bay lên trần nhà, soi thủng một lỗ."

C̣n tướng Toàn đă viết cho bào đệ của tướng Hiếu nguyên văn như sau: "Bất ngờ vào ngày (không nhớ) lúc bay hành quân về th́ được tin anh TT Hiếu đă tử nạn ở văn pḥng. Tôi liền bay đến văn pḥng TT Hiếu, th́ thấy anh ấy đă chết bởi một viên đạn súng lục trổ từ mắt lên đầu và chết ngay nơi bàn giấy. Sự tử nạn của anh Hiếu là do súng lục cướp c̣ mà ra".

Nhưng khác hẳn với mọi nhân chứng, viên y sĩ khán nghiệm tử thi đă phân tách vết tử thương như sau: "Viên đạn khi đi vào cằm, gặp xương quai hàm quá cứng không đi thẳng lên đỉnh đầu được, đă phải rẽ xuống đâm ra sau ót, khiến tướng Hiếu chết tốt, không biết đau đớn!"

Thật là ngộ nghĩnh, mỗi nhân chứng đă mô tả đường đạn đạo và vị trí vết tử thương hoàn toàn khác nhau. Người này kể viên đạn đi vào cằm lên đỉnh đầu, người khác kể vào cằm rồi đâm xuống sau ót, người khác nữa lại kể viên đạn bắn vào trán, hay từ mắt, trổ lên đỉnh đầu ...(Ghi chú: cằm: BS giảo nghiệm, bào đệ Tín, và bà tướng Hiếu; thái dương: ĐT Khuyến; miệng: phát ngôn nhân QĐ III; mắt: tướng Toàn).

Điều đáng chú ư, tất cả nhân chứng kể trên đều là những sĩ quan cao cấp trong quân đội, tức đă quá quen thuộc với súng đạn. Làm sao ai dám lạm bàn? Ai dám múa ŕu qua mắt thợ, múa búa trước cửa Lỗ Bang?! Nhưng nếu căn cứ vào các lời tường thuật các vị sĩ quan ấy th́ rơ ràng đây là vụ "tự tử" chứ không phải là một tai nạn rủi ro, chùi súng bị "súng cướp c̣". Bởi từ xưa đến nay, ngoại trừ trẻ thơ dại dột, táy máy, nghịch ngợm, đâu có ai - huống chi một ông tướng nổi tiếng thiện xạ - khi chùi súng lại chĩa súng vào cằm ḿnh để cho ... bị cướp c̣, banh óc mà chơi?!

Như thế, nếu hai giả thuyết tự tử và tai nạn súng cướp c̣ đều không hội được một yếu tố khả tín nào, tất nhiên chỉ c̣n lại giả thuyết cuối cùng là bị mưu sát. Nghi vấn này sôi động nhất, v́ nó to lớn nhất, nổi cộm nhất, nên đă có rất nhiều người nghĩ đến. Ngay cả thân nhân của tướng Hiếu cũng chẳng một ai phản bác.

Qua những tài liệu tôi đă đọc cùng với nhiều lần tiếp xúc trao đổi thơ từ riêng với thân nhân của tướng Hiếu hiện nay đang sinh sống ở Philadelphia và New York... tôi được biết toàn thể gia đ́nh của tướng Hiếu đều đồng thanh nhất quyết: Tướng Hiếu đă bị mưu sát. Không phải tự tử, cũng chẳng phải do tai nạn súng cướp c̣.

Hai giả thuyết: tự tử và súng cướp c̣ chỉ là màn hỏa mù của nhóm tướng tá tham nhũng, thối nát trong băng đảng của TT Thiệu tung ra để đánh lạc hướng dư luận cho mau êm chuyện.

Tướng Hiếu bị mưu sát?

Tuy nhiên, khi tường thuật vụ án mạng này, tôi có trách nhiệm với độc giả và với vong linh người đă khuất. Như thế, tất nhiên tôi không có bổn phận phải nói hùa theo dư luận hay thiên kiến của những người c̣n sống. Sự thật vốn đa dạng. Tôi không thể vơ đoán thế nào là đúng, thế nào là sai, để sàm sỡ áp đặt ư kiến cá nhân của tôi cho độc giả. Trong phạm vi khả năng cá nhân, tôi cố gắng hiến bạn đọc, để bạn đọc có thể tự rút ra lấy một kết luận tùy theo tŕnh độ trí thức của từng người.

Bây giờ, khi đă nói đă nói đến mưu sát, tất phải nói đến nguyên nhân (gần/xa, chính/phụ). Đồng thời cũng phải đề ra những giả thuyết ai là thủ phạm, chủ mưu? Ai thuộc loại "phạm tội trường ngoại" (alibi)?

Nguyên nhân chính, quan trọng nhất, và gần hiển nhiên nhất là: Tham nhũng, thối nát trong guồng máy chính quyền và quân đội lúc bấy giờ. Thực ra, kể từ cuối năm 1963 cho đến 1975, chính quyền từ trên xuống dưới đều nằm gọn trong bàn tay thao túng của các tướng tá, đúng như tiêu ngôn của tướng Nguyễn Khánh đă phán: "Quân đội là cha quốc gia". Vậy có điều nào liên hệ đến chính quyền miền Nam tất phải hiểu đó là một dạng biến h́nh của quân đội. Muốn tránh bị ghép tội "vơ đũa cả nắm", hay "bôi nhọ quân đội VNCH"(!), nên tôi đă không ngại đụng chạm cá nhân, cố gắng hài đích danh một số tướng tá liên hệ, để mọi người hiểu rằng "mía sâu có đốt, nhà dột có nơi", dù là căn nhà miền Nam đă bị dột từ nóc dột xuống từ lâu lắm rồi!

Kế đến là nguyên nhân đảo chánh. Sau cùng đến nguyên nhân gây lộn giữa hai ông tướng?!

Trước hết, nói về nguyên nhân gây lộn đến giết nhau giữa hai ông tướng, do một phóng viên của hăng thông tấn UPI và kư giả Alan Dawson nêu lên, tôi không hội đủ chứng liệu làm bằng cớ nên không dám tin. C̣n lại hai nguyên nhân quan trọng "tham nhũng" và "đảo chánh", tôi thấy có một số sự kiện cụ thể đáng luận bàn.

Trong những lần tiếp xúc với thân nhân của tướng Hiếu, và sau khi đă đọc nhiều tài liệu liên quan đến cái chết bất đắc kỳ tử của tướng Hiếu, tôi thấy ngay khi vụ án mạng vừa xảy ra thân nhân của tướng Hiếu đă nghĩ liền đến chuyện tướng Hiếu bị nhóm sĩ quan cao cấp trong quân đội và chính quyền Ng. V. Thiệu tham nhũng, thối nát thanh toán. Bà tướng Hiếu khi vừa nghe tin chồng chết đă vật vă than khóc và gào to lên mong cho thấu đến trời xanh: "Các ông đă giết chồng tôi!...Các ông hăy trả chồng tôi lại cho tôi!"

Và bà tướng Hiếu đă nói với cha chồng, cụ Nguyễn Văn Hướng, cựu giám đốc trường Huấn Luyện Cảnh Sát Đô Thành, hiện đang cư ngụ ở Mỹ: "Tụi nó giết chồng con ở đâu rồi khiêng xác đặt vào văn pḥng: Con không thấy có máu me ǵ cả, chỉ có một vệt máu đỏ khô đọng ở cằm trái chỗ vết đạn đen nhỏ xíu".

Ngoài ra, cụ Hướng, thân sinh của tướng Hiếu và tất cả các anh em trong thân tộc của tướng Hiếu, từ các ông Trí, Tín và cô Thúy Mỹ (em họ)...cũng đều đề quyết: Tướng Hiếu đă bị băng đảng Mafia trong chính quyền và quân đội tham nhũng, thối nát thanh toán. Ḷng căm hận của thân nhân tướng Hiếu đối với tập đoàn cầm quyền Thiệu-Khiêm-Viên...đă được bộc lộ rơ rệt qua các hành động cụ thể theo lời tường thuật của ông Tín như sau: "...Quân đội và chính quyền ra ư kiến muốn quàn xác anh tôi tại bộ TTM hay ṭa Đô Sảnh, để tiện cử hành lễ nghi quân cách long trọng. Chị dâu tôi v́ uất ức chồng ḿnh bị một bàn tay thuộc QĐ hay chính quyền ám hại, bác bỏ đề nghị đó, và yêu cầu quàn xác tại căn nhà nhỏ bé trong cư xá sĩ quan Chí Ḥa..."

Ngoài thái độ và lời tố giác thẳng thừng của thân nhân tướng Hiếu, tôi thấy dường như phần lớn dư luận trong quân đoàn III và quần chúng đô thành cũng đều thuận theo chiều hướng cáo buộc đó. Bởi ai cũng biết tướng Hiếu đă nhúng tay vào việc "bài trừ tham nhũng" trong guồng máy quân đội và chính quyền miền Nam. Trong khoảng thời gian năm 1972, với tư cách phụ tá chủ tịch UBBTTN của phó TT Trần V. Hương, tướng Hiếu đă khui hũ mắm thúi "Quỹ tiết Kiệm Quân Đội". Các viên chức và sĩ quan cao cấp đă lạm dụng số vốn khổng lồ, trên 4 tỉ bạc tiền máu và nước mắt của trên một triệu binh sĩ trong QLVNCH, với thủ thuật "mượn đầu heo nấu cháo", để làm giàu riêng. Vụ ăn bẩn này có liên quan đến tất cả những nhân vật tai to mặt lớn đang cầm quyền ở miền Nam, từ bộ Quốc Pḥng, tới phủ Thủ Tướng, và dinh Độc Lập, nên Thiệu-Khiêm-Viên...rất muốn ém nhẹm cho kín. Thiệu ra lịnh cho UBBTTN phải tŕnh thẳng hồ sơ kết quả cuộc điều tra vụ "Quỹ Tiết Kiệm QĐ" lên cho Thiệu cứu xét trước. Tṛ này vốn là thủ đoạn sở trường của Thiệu, đă từng đem ra thi thố với Ủy Ban Điều của Thượng Nghị Viện do nghị sĩ Trần Trung Dung làm chủ tịch.

Chắc bạn đọc c̣n nhớ vụ "đầu cơ phân bón và gạo" của công ty Hải Long, do Nguyễn Văn Nguyên anh em cột chèo của Thiệu cầm đầu. Trong đó có chân của vợ chồng Thiệu và Kim Anh. Thiệu đă giả đ̣ thân mật, nồng nhiệt yêu cầu phái đoàn của TNS Trần Trung Dung đem hồ sơ kết quả điều tra vào dinh Độc Lập cho Thiệu cứu xét. Nắm được tập hồ sơ trong tay rồi, Thiệu liền mời phái đoàn hăy vui vẻ ra về, để tập hồ sơ đó lại cho Thiệu ngâm tôm. Thế là vụ án đầu cơ và buôn lậu khủng khiếp ấy bị ch́m nghỉm luôn trong bóng tối!

Lần này, có lẽ rút được kinh nghiệm qua bài học của TNS Trần Trung Dung, nên tướng Hiếu và phó TT Hương bàn bạc với nhau chơi một đ̣n thấu cáy. Phó TT Hương cho phép tướng Hiếu lên đài truyền h́nh công bố kết quả điều tra về những hành động nhũng lạm "Quỹ Tiết Kiệm QĐ" (QTKQĐ) cho quần chúng cả nước biết, rồi sáng hôm sau mới đem tŕnh cho Thiệu đọc. Không ngờ bị đặt trước sự đă rồi, lại thêm th́nh ĺnh phải đối phó với sự công phẫn bùng nổ trong giới quân nhân và dư luận quần chúng chấn động mạnh mẽ, nên Thiệu ức lắm, nhưng không làm sao xoay trở kịp, đành phải lập tức cách chức tướng Nguyễn Văn Vỹ, thử thời đương kim tổng trưởng Quốc Pḥng. Đồng thời, Thiệu cũng liền ra lịnh cho tướng Hiếu phải chấm dứt ngay các chương tŕnh họp báo để công bố sự thật về vụ QTKQĐ cho báo giới trong và ngoài nước biết. Tuy vụ QTKQĐ đă nhanh chóng chấm dứt, Thiệu-Khiêm-Viên đă trao cái quỹ bóc lột máu xương của lính đó cho Đồng Văn Khuyên quản trị, nhưng mối thù hận của nhóm tướng lănh cầm quyền tham nhũng vẫn tiếp tục ngấm ngầm đè nặng trên tính mạng của tướng Hiếu, dù cho sau đó không bao lâu ông đă trở về với nhiệm vụ quân sự thuần túy của một tướng lănh, tư lệnh phó QĐ III. Trải qua hai thời tư lệnh ngắn ngủi, mặc dù mới đó tướng Nguyễn Văn Toàn đă bị mất chức tư lệnh QĐ II v́ nhiều đại tội tham nhũng, thối nát, nhưng vẫn được TT Thiệu tin dùng, đem về thay thế tướng Dư Quốc Đống, giữ chức tư Lệnh QĐ III, tức vị chỉ huy trực tiếp của tướng Hiếu. Ngay khi tin tướng Toàn (một vị tướng đă từng mang nhiều tai tiếng bất hảo) làm việc chung với tướng Hiếu ở bộ tư lệnh QĐ III, trong quần chúng đă có nhiều luồng dư luận phê b́nh, dị nghị không hay cho chế độ. Người ta bàn tán phải chăng chế độ đă hết người trong sạch, hay tài năng của tướng Toàn vượt trội đến độ không thể thiếu, hoặc TT Thiệu quá sợ chết v́ đảo chánh như anh em ông Diệm, nên phải đặt một tay chân thân tín tuyệt đối, v́ cũng bẩn thỉu như Thiệu, vào vị trí then chốt để bảo vệ tính mạng của gia đ́nh Thiệu?

Dư luận ấy thoạt tiên chỉ âm ỉ, thoang thoảng, lác đác, nhưng khi cái chết đột ngột đầy mờ ám của tướng Hiếu (một vị tướng sạch thiệt) xảy ra, tức th́ nó kết tụ lại thành một cơn giông tố vần vũ đen mưa to gió lớn bao phủ dầy đặc chung quanh tướng Toàn. Ngoài những lời tố cáo mạnh mẽ của thân nhân tướng Hiếu, người ta c̣n nghe nhiều người, đa số là sĩ quan thuộc QĐ III, tuy chẳng nắm vững được một bằng chứng xác đáng nào cũng tự suy luận rồi thẳng tay kết án tướng Toàn bằng câu rất tự nhiên rất vô tội vạ: "Tướng Toàn chứ chẳng ai vào đó cả!"

Theo lời bào đệ của tướng Hiếu, th́ cựu ĐT Lưu Yểm, nguyên tỉnh trưởng Biên Ḥa thời tướng Toàn làm tư lệnh QĐ III/QK III, cùng tham dự cuộc họp ngày hôm đó, đă quả quyết tướng Toàn bắn chết tướng Hiếu sau buổi họp. Cựu ĐT Nguyễn Văn Y cũng khẳng định như cựu ĐT Lưu Yểm. Tuy nhiên, trong số cũng có vài người phản bác, như trường hợp CT Lư Ṭng Bá. Khi bào đệ tướng Hiếu hỏi: "Có phải tướng Toàn bắn anh tôi không?" Tướng Bá đă trả lời: "Chắc không phải tướng Toàn bắn đâu, v́ lúc đó tôi đang họp với ông ta!"

Ngoài ra, cựu đại úy Đỗ Đức, sĩ quan tùy viên thân cận của tướng Toàn c̣n viết trong một lá thơ minh xác: "Điều mà tôi chắc chắn là tướng Toàn không thể nào bắn tướng Hiếu v́ tôi sát bên ông cả ngày hôm đó đến khi ông về nhà sau 5 giờ rưỡi chiều. Tướng Toàn rất kính nể tướng Hiếu. Ông luôn gọi tướng Hiếu là "anh"!

Hơn thế, cựu ĐU Đức c̣n biện minh cho lời tuyên bố lỡ lời của tướng Toàn như sau: "Nếu tướng Toàn nói ông hay tin tướng Hiếu bị nạn đang khi bay trên trực thăng là ông nhớ sai v́ dạo sau này sức khỏe ông đă sa sút nhiều sau khi bị mổ tim. Hai thiếu tá phi công Lượng và Cửu đều ngồi ăn nhậu với tôi th́ làm sao ông bay trên trời lúc đó được?!"

Nếu kể cho đủ ư kiến từng người về vụ này th́ vô cùng. Bởi thế, tôi chỉ chọn một số ư kiến mang nhiều ư nghĩa sâu xa nhất, để bạn đọc dựa vào đó mà suy luận ra sự thật, và t́m ra thủ phạm.

Âm mưu đảo chánh?

Bây giờ nói đến nguyên nhân đảo chánh. Việc này liên hệ trực tiếp đến t́nh h́nh chiến cuộc, tương lai đất nước và sinh mạng của TT Thiệu. Kể từ tháng 2.75, tôi đă nghe phong thanh về chuyện dự mưu đảo chánh, lật đổ Thiệu, đưa người khác lên thay, để kịp cứu văn t́nh thế đất nước rất nguy ngập. V́ thế tôi đă đặc biệt ḍ la, theo dơi những vận động đảo chánh ngấm ngầm trong cả hai giới chính trị và quân sự. Về quân sự, từ khi hiệp định Ba Lê ra đời, cả hai lực lượng tổng trừ bị tinh nhuệ: Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến đă bị TT Thiệu đem ra "an trí" tại vùng địa đầu. Tuy tôi không phải là một nhà binh, chẳng biết ǵ về binh pháp, nhưng vẫn không khỏi ngạc nhiên khi thấy anh em binh sĩ Dù, và TQLC đă đóng đồn ở Quảng Trị như những đơn vị Địa Phương Quân và Nghĩa Quân. Những anh hùng thiên thần mũ đỏ, anh hùng Trâu Điên...đă được TT Thiệu, tổng tư lệnh QĐVNCH, cho được hưởng nhàn tối đa đến mức tôi thấy nhiều nơi anh em đă có th́ giờ an cư, lập rẫy trồng rau, nuôi gia súc!

Tôi đă đem vấn đề này ra thảo luận với một vài thân hữu chính trị gia và tướng tá trong quân đội. Người th́ bảo ông Thiệu bị kẹt v́ một điều khoản nào đó của hiệp ước ḥa b́nh đă kư kết ở Paris. (Xin t́m đọc thêm bản tường tŕnh "tối mật" ngày 4.4.1975 của đại tướng Frederick C. Weyand, tổng tham mưu trưởng QLHK, kiêm tư lệnh quân viện tại chiến trường miền Nam VN, mới được giải mật ngày 19.4.2000 để hiểu rơ vấn đề này). Nhưng tôi vẫn đinh ninh đó chỉ là cái cớ che đậy mưu mô ngừa đảo chánh của ông Thiệu. V́ ai cũng biết, kể từ sau hiệp ước Paris, TT Thiệu đă tỏ ra rất sợ chết. Sợ đến cả bóng ḿnh trong gương!

Người khác bảo ông Thiệu chẳng những sợ CS mà c̣n rất sợ phải đi theo hai ông Diệm-Nhu, nên đă phải "nhốt" kỹ hai đơn vị Dù và TQLC ở một nơi thật xa xôi. C̣n vùng III Chiến Thuật th́ ông Thiệu chỉ trao binh quyền cho những tay chân thủ hạ đặc biệt thân tín và hết sức trung thành. Như vậy vợ chồng Thiệu mới có thể ăn no, ngủ yên không lo bị đảo chánh.

Về chuyện âm mưu đảo chánh, nơi đây tôi phải lấy ḷng thành thực mà nói thẳng ra rằng: Tới ngày này, khi quân CSBV đă thập tḥ trước ngơ rồi, một mảng lớn quân đội đă tan vỡ trong hoảng loạn, dân chúng hoang mang đến cực độ, trật tự xă hội đă rung rinh hết rồi, mà c̣n có một ông tướng nào âm mưu đảo chánh chắc ông tướng đó mới ở nhà thương Biên Ḥa ra. Người đó chắc không phải là tướng Hiếu. Phải không? Tuy nhiên, tôi vẫn quan tâm theo dơi.

Thoạt tiên, tôi chỉ nghe và biết khá đích xác nhóm nghị sĩ gồm vỏn vẹn các ông: Phạm Nam Sách, Trần Ngọc Nhuận, Nguyễn Gia Hiến, Nguyễn Văn Chức, Đặng Văn Sung. Tất cả 5 vị nghị sĩ này tôi đều quen biết khá thân. Có người tôi rất thân và rất lâu đời. Thoạt tiên 5 vị đó chỉ nêu lên ư kiến lật đổ Thiệu. (tôi nhấn mạnh ngay nơi đây, hai chữ "lật đổ", không đồng nghĩa với 2 chữ "đảo chánh" đâu nhé!)

Cuộc họp đầu tiên đă diễn ra tại tư gia của TNS Trần Ngọc Nhuận (cựu trung tá, giám đốc trường quân báo Cây Mai). Năm vị nghị sĩ ấy đă bàn bạc trong ṿng thân mật niều điều sáng suốt và ích lợi cho t́nh thế lúc bấy giờ. Nhưng theo tôi, tất cả đều quá trễ!

Từ năm 1967 đến 30.4.75, năm vị nghị sĩ có tên trên đây cũng như hầu hết tất cả dân biểu Hạ Viện và nghi sĩ Thượng Viện đều đă đắc tội "phản bội" tổ quốc, bán đứng quốc dân đồng bào miền Nam là những người đă cầm lá phiếu bầu cho họ. Khi đă lọt vào 2 ngôi nhà lập pháp Thượng Viện và Hạ Viện rồi, họ đă mù quáng v́ bả danh vọng và tiền bạc mà nhắm mắt, bịt tai, bụm miệng để yên cho vợ chồng Thiệu và tập đoàn tướng lănh thủ hạ của Thiệu tha hồ thao túng chính trường, mua quan bán chức, đầu cơ, buôn lậu ... khiến cho người Mỹ thất vọng bỏ rơi VN, và đất nước chúng ta lâm vào ṿng thảm họa trấn lột, cướp bóc của quân xâm lăng CSBV. Trong số trên hai trăm con người trong hai ṭa nhà lập pháp, bây giờ đến lúc đất nước đă hấp hối, mới có 5 người họp nhau để bàn suông việc "cứu nguy" quả là...quá trễ và quá tồi tệ!

Xin tóm lược gọn nội dung mấy phiên họp của 5 ông nghị sĩ như sau. Thoạt tiên các vị nêu lên việc lật đổ Thiệu để xét xem có lợi hay có hại. Khi bàn thảo, các nghị sĩ đều nhận thấy: Nếu lật đổ Thiệu êm thắm bằng hiến pháp th́ lâu lắc, chưa chắc đă thành công, v́ lúc đó đại đa số Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu Hạ Viện hăy c̣n tuyệt đối cúc cung phục vụ Thiệu. Vả lại, dù sao sự tồn tại của Thiệu cũng nói lên tính cách hợp pháp của chế độ. Nếu lật đổ Thiệu, tất miền Nam bị rơi vào thế bất hợp pháp. Huống chi lúc đó t́nh h́nh đă hết sức hỗn độn, nếu lật đổ Thiệu chỉ tạo thêm rối loạn. Như vậy không có lợi mà chỉ tạo nguy hại thêm.

Do đó các nghị sĩ đă bàn tới một giải pháp như sau: Trong t́nh thế này, dù muốn dù không cũng phải ra tay giúp Thiệu cứu nguy con thuyền sắp ch́m, giúp Thiệu gỡ thế cờ đang bí lối, bằng giải pháp gọi là "đánh liều", đề nghị Thiệu ra lịnh cho các tướng đang cầm quân như tướng Trưởng, tướng Toàn...bất ngờ xua quân đánh thốc ra Bắc, phá vỡ hậu phương của CSBV, lúc đó đang hoàn toàn trống rỗng, v́ họ đă dốc hết lực lượng vào Nam rồi. Nhưng rất tiếc Thiệu hèn quá và sợ quá nên đă không dám mạo hiểm.

Sau bốn, năm phiên họp như thế mới có sự tham gia của Nguyễn Cao Kỳ. Lần cuối cùng tướng Kỳ mời tất cả 5 nghị sĩ đến họp tại tư gia của ông ta trong trại Phi Long. Lần này ba nghị sĩ: Nhuận, Hiến Béo, Sung không đến họp. Chỉ vỏn vẹn có hai ông PN Sách và NgV Chức vô trại Phi Long họp với tướng Kỳ. Đến tối, tướng Nguyễn Khắc B́nh (đặc ủy trưởng Trung Ương T́nh Báo, kiêm tổng giám đốc CSQG) sai lính đến tận nhà bắt giam hai ông Sách và Chức.

Nghị sĩ Chức biết tướng Ng. K. B́nh vốn là em cô cậu với bà Trần Ngọc Nhuận, nên đă bảo người nhà thông báo cho ông Nhuận biết hung tin. TNS Trần Ngọc Nhuận liền gọi điện thoại ngay cho tướng B́nh, lúc đó mới đươc biết chính TT Thiệu đă ra lịnh bắt giam hai ông Sách và Chức. Thế là hai ông Sách và Chức đă bị cùm kỹ cho măi đến cuối tháng tư 75, lúc t́nh thế đă trở nên cực kỳ hỗn loạn, mới được tân tổng thống Trần Văn Hương ra lịnh phón g thích cùng một lượt với các chánh trị phạm quốc gia.

Suốt trong thời gian sôi động đó, dù sao tôi cũng quan tâm đến các hoạt động quân sự của giới tướng lănh QĐVNCH, nhưng phải nói thực là: Tôi đă chẳng thấy chút động tĩnh ǵ trong giới quân sự. Đến măi ngày 26.4.75, tôi c̣n tham dự mấy phiên họp quan trọng của đại diện các đảng phái chính trị và tôn giáo tại pḥng họp trong "nhà kiếng" của Tổng Liên Đoàn Lao Công do chú Tám Trần Quốc Bửu triệu tập. Trong các cuộc họp ấy, trao đổi tin tức và thảo luận rất nhiều vấn đề, tôi chẳng bao giờ nghe ai nói đến chuyện một tướng nào âm mưu đảo chánh hết thảy. Cuối cùng các cuộc họp trong cơn tuyệt vọng đó cũng chỉ tung ra được một bản kêu gọi quần chúng khơi khơi, rồi mạnh ai nấy tan hàng, lo chạy tháo thân khỏi nanh vuốt của CSBV và VC. Chú Tám Bửu vọt qua Pháp, rồi ít lâu sau qua đời tại Paris. Tôi vội vàng dắt bầy con nhỏ dại, không có mẹ, nhào đại lên tàu Trường Xuân, dông tuốt qua Đan Mạch để sống ẩn thân...


Tóm lại, qua những lời tường thuật kể trên của các vị tướng tá, chắc bạn đọc không khỏi ngạc nhiên, thắc mắc: Sao mà nhiều mâu thuẫn đối chọi nhau cồm cộp đến như thế? Người nào cũng đếu nói sự thật mắt thấy tai nghe hết thảy. Vị nào cũng đều là sĩ quan cao cấp từng giữ những chức vụ rất quan trọng, từng nắm trong tay sinh mệnh hàng vạn binh sĩ, biết tin vào ai hay không tin được một ai cả? Lẽ nào t́nh trạng tinh thần và lư trí con người lúc bấy giờ lại thảm hại đến thế sao, hay là vụ án mạng này chứa đựng điều ǵ bí ẩn sâu xa và nặng nề lắm?!

Ta lại càng không khỏi ngạc nhiên hơn nữa khi thấy thiếu hẳn tiếng nói có thẩm quyền của vị chỉ huy trực tiếp tướng Hiếu, tức tướng tư lệnh QĐ III Nguyễn Văn Toàn.

Tôi thiển nghĩ, sự im lặng vốn có nhiều ư nghĩa khác nhau, và tùy trường hợp mà sự im lặng trở nên hay hoặc dở, tác dụng tốt, hay xấu, hoặc tạo nên phản tác dụng hết sức bất lợi. Xuyên qua các vụ báo chí tố cáo tướng Toàn tham nhũng và hiếp dâm nữ sinh hồi làm tư lệnh QĐ II, tướng Toàn có thể làm thinh, ngụ ư coi những chuyện ấy chẳng ra ǵ, ai muốn hiểu sao th́ hiểu. Con đường công danh của ông vẫn tiếp tục vinh hiển thênh thang, và ông vẫn được TT Thiệu tin dùng là câu trả lời hùng hồn nhất. Nhưng trong cái chết đầy bí ẩn của tướng Hiếu, thái độ im lặng của ông không c̣n hiệu lực nhiệm mầu nữa. Trái lại nó càng khiến cho mối nghi ngờ trong quần chúng và đại gia đ́nh Quân Đội bành trướng thêm, và trở nên vô cùng tai hại cho tiếng tăm của ông và cả cho người che chở ông là TT Thiệu. Lần này dư luận cả nước đều chĩa mũi dùi vào tướng Toàn và tướng Thiệu, cùng toàn thể tập đoàn tướng tá tham nhũng, thối nát trong Quân Đội. Người ta cho rằng tướng Hiếu (phụ tá chủ tịch Ủy Ban Bài Trừ Tham Nhũng) đă bị băng đảng tham nhũng thối nát trong quân đội gồm Thiệu, Khiêm, Viên, Quang, B́nh, Đồng Văn Khuyên...mưu sát, để ngừa hậu hoạn.

Vẫn theo thiển kiến, nếu cái chết của tướng Hiếu trong ngày 8.4.75 là một cuộc thanh toán của nhóm cầm quyền tham nhũng, thối nát nhắm vào tướng Hiếu th́ quả thực là một sự trả thù đă được tính toán cực kỳ tuyệt diệu và hết sức hợp thời cơ. Giết người trong cơn tối loạn thân ai nấy lo, hồn ai nấy giữ, quả là một tuyệt chiêu, diệu thủ của những tay Mafia lăo luyện. Vô phương t́m ra thủ phạm. Vụ án mạng này sẽ bị vùi lấp ngàn đời trong bóng tối của bí mật hậu trường chính trị miền Nam. Dù cho đến Bao Công tái thế cũng đănh xin ngả mũ chào thua!


Đặng Văn Nhâm
Bí Mật Hậu Trường Chính Trị Miền Nam 1954-1975. Quyển 3 (2001)

generalhieu