Tham Nhũng Trong Giới Tư Pháp

Ngày 14/9/1972, Đại Sứ Bunker gửi bức điện tín sau đây cho Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

Đề Tài: Phó Tổng Thống Hương Điều Tra Tham Nhũng Mới.

1. Khối Quốc Gia gồm 11 dân biểu gửi một lá thư ngày 29/08 lên Tổng Thống Thiệu, Phó Tổng Thống Hương, Thủ Tướng Khiêm và Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát, tố giác Chánh Biện Lư Huỳnh Khắc Dụng và các nhân vật khác can tội tham nhũng. Ngày 06/09, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Phụ Tá Đặc Biệt Phó Tổng Thống, báo cho Sứ Quán biết là văn pḥng Phó Tổng Thống sẽ điều tra những lời tố giác Thẩm Phán Dụng. Ngày 12/09, một bài báo Việt Nam Thông Tấn Xă dựa vào những nguồn tin xuất phát từ văn pḥng Phó Tổng Thống nói là một ủy ban điều tra đặc biệt dưới sự chủ tọa của Phó Tổng Thống sẽ điều tra "vụ một số thẩm phán và cảnh sát viên tư pháp bị tố giác tham nhũng." Theo Việt Nam Thông Tấn Xă, Phó Tổng Thống đă nhận được "một số hồ sơ tố giác khác" liên quan đến vụ mà 11 dân biểu nêu lên.

2. Ủy ban điều tra gồm có Bộ Trưởng Tư Pháp Lê Văn Thu, phó chủ tịch, và (các thành viên) Nguyễn Văn Vang, Bộ Trưởng Ngoại Giao thuộc nội các Thủ Tướng, Vũ Tiến Huân, Chánh Biện Lư Chánh thuộc Tối Cao Pháp Viện, Lưu Đ́nh Diệp, Chánh Biện Lư thuộc Ṭa Thượng Thẩm Sài G̣n, Lê Tài Triển, Phó Biện Lư thuộc Tối Cao Pháp Viện, Lê Công Chất, Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ, Đại Tá Nguyễn Khắc B́nh, Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, Nguyễn Thạch Vân và Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, hai Phụ Tá Đặc Biệt Phó Tổng Thống, và Đại Tá Vũ Đức Nhuận, Chỉ Huy Trưởng An Ninh Quân Đội. Ông Lê Văn Tuấn, Phụ Tá Đặc Biệt Phó Tổng Thống là tổng thư kư và báo cáo viên của ủy ban.

3. Một bản tóm lược các cáo trạng nêu lên bởi khối dân biểu Quốc Gia đă được đăng trong một bản thông tin của một cơ quan thông tin tư "Vietnam News" ngày 01/09. Theo bản tóm lược này, Huỳnh Khắc Dụng, Chánh Biện Lư tại Ṭa Án Sài G̣n bị cáo buộc "nhiều hành vi tham nhũng, lạm quyền, độc tài và hành sự xấu" gồm có tha bổng kẻ có tội và giam bắt kẻ vô tội "nhằm thỏa măn đ̣i hỏi kiếm tiền một cách bất lương." Dụng bị tố giác nhận ba triệu đồng tiền hối lộ để thả Trần Văn Ken, chính phạm trong một vụ ăn cắp xăng từ kho Shell ở Nhà Bè. Phó Biện Lư Lưu Văn Ngô, từng bị bỏ tù v́ tội hối lộ khi là chỉ huy trưởng cảnh sát tư pháp, toa rập với Dụng. Một thẩm phán liêm khiết, Hoàng Kim Xuyến, t́m cách buộc tội Ken nhưng bị Dụng gây cản trở. Lá thư của các dân biểu cũng tố giác là các nữ luật sư làm việc cho Dụng nhận hối lộ trong vụ này để "mọi sự được ổn thỏa."

4. Ngày 12/09 các dân biểu Dương Kim Kính và Đăng Văn Tiệp của khối Quốc Gia nói với một viên chức sứ quán là không ai trong khối quen biết Dụng và cũng không ai oán thù ǵ Dụng. Họ nói là khối rất quan ngại sự lan tràn của tham nhũng trong chính quyền dân sự và trong quân đội, và e ngại sự tai tiếng phía bên tư pháp mấy năm sau này. Thể chế Cộng Ḥa có thể tồn tại cho dù có tham nhũng trong hành chánh và trong quân đội, nhưng nếu tư pháp trở thành một món hàng mua bán, họ nói, họ không c̣n tin tưởng ǵ vào tương lai. (chú thích: mười trong số 11 dân biểu của khối Quốc Gia là dân Bắc, và mười người từng ở trong quân đội, trong số đó tám người là sĩ quan tác chiến; tám là người công giáo và bốn người liên kết với (?). Một tuyên cáo của khối này ngày 29/01/1972 khẳng định là "guồng máy cai trị yếu ớt, mục nát và tham nhũng hiện nay ... không tạo dựng được sức mạnh quốc gia.")

5. Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu nói với viên chức sứ quán ngày 14/09 là có dấu chỉ là xăng ăn cắp từ kho Shell tại Nhà Bè có thể đă được chuyên chở qua Cam Bốt và bán cho Bắc Quân. Dù sao đi nữa, sự thịnh hành của các hành vi tham nhũng trong hệ thống tư pháp, gồm có toa rập giữa các chánh án, luật sư, biện lư và nguyên cáo, là một vấn đề nghiêm trọng và ông mong là sự truy tố thành công trong vụ Dụng sẽ là có được một tác dụng cứu rỗi. Tướng Hiếu chú thích là vụ Dụng ít "phức tạp" hơn là vụ Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội và tiên đoán là vụ này có thể hoàn tất nội trong một hay hai tháng.

Bunker

Nguyễn Văn Tín
Ngày 14 tháng 5 năm 2002

generalhieu