5. Đại Tá Nguyễn Khắc Bình nói với các cố vấn Mỹ ngày 18/09 là ông khởi xướng một cải tổ trên toàn quốc liên hệ tới các sĩ quan cảnh sát tư pháp từ cấp vùng tới cấp quận. Đại Tá Bình giải thích là khi cảnh sát tư pháp duy trì tại một chỗ quá lâu, họ có khuynh hướng trở nên dính líu vào những hành vi khả nghi tại tòa án. Có quá nhiều người liên lụy để mà có thể cách chức tất cả. Do đó, Đại Tá Bình nói, điều tốt nhất là thuyên chuyển tập thể.
6. Thẩm Phán Nguyễn Thạch Vân chú thích với viên chức sứ quán ngày 18/09 là trừng trị kẻ phạm tội, chứ không phải thuyên chuyển, mới là một biện pháp hữu hiệu. Ông Vân nghĩ hành động của Đại Tá Bình được phát động bởi mối đe dọa của cuộc điều tra cảnh sát tư pháp của Phó Tổng Thống, và nguy cơ là cuộc điều tra này sẽ lan tràn ra nhiều nhánh. Ông Vân nói rõ là Phó Tổng Thống có ý định điều tra "nhiều vụ cảnh sát tư pháp hơn nữa" chứ không chỉ duy vụ Dụng mà thôi.
Tham Nhũng trong Phụng Hoàng
7. Trong phần đàm thoại nêu ở đoạn 1 trên, Tướng Hiếu nói là ông sẽ xuống Rạch Giá và Cần Thơ hai ngày 19 và 20 tháng 09 để điều tra hành vi tống tiền trong chương trình Phụng Hoàng. Hai trường hợp đã được trình lên Phó Tổng Thống liên quan đến việc cảnh sát bắt bớ những người tình nghi Việt Cộng đòi đưa tiền để họ được thả ra. Trong một trường hợp một nghi can bị thuyên chuyển từ Rạch Giá đi Cần Thơ trước khi gia đình hội đủ tiền để thanh thỏa. Gia đình đi Cần Thơ thì Cảnh Sát Quốc Gia nói là không có ai là người đó bị quản thúc ở đây cả. Tướng Hiếu chú thích là có "quá nhiều" tố giác như vậy trong chương trình Phụng Hoàng và kiểu tống tiền này rất phương hại tới thể diện chính phủ đối với dân chúng và đối với sự hữu hiệu của Phượng Hoàng.
8. Thẩm Phán Vân ngày 19/09 tự ý nêu lên vấn đề tham nhũng trong Phụng Hoàng và không nhắc tới chuyến công du xuống Đồng Bằng của Tướng Hiếu, ông Vân nói là có hai loại tham nhũng chính. Thứ nhất là trả tiền để được hưởng lộc nhỏ giới chức quyền ban bố do dân chúng yêu cầu, và cảm thấy cần tỏ lòng biết ơn. Những ân hưởng này có thể là cho phép một người dân làm một việc không hoàn toàn hợp lệ. Ông Vân chú thích là loại tham nhũng này không nghiêm trọng vì, mặc dầu dân chúng có thể khinh bỉ chính phủ vì điều đó, họ không phẫn nộ bao nhiêu. Loại tham nhũng thứ hai, ông Vân giải thích, liên quan đến mối bất công đối với dân chúng và gây bực dọc và phẫn nộ mạnh đủ để khiến dân chúng thù ghét chính phủ và ngả về phía Mặt Trận Giải Phóng. Loại tham nhũng này, ông Vân nói tiếp, xảy ra trong chương trình Phụng Hoàng và liên quan đến những trường hợp tống tiền lên đến cả trăm ngàn đồng cho các nạn nhân vô tội. Theo ông Vân, Phó Tổng Thống Hương nhất quyết đạt tiến bộ thực sự trong việc tiễu trừ loại tham nhũng này với xác tín là sự tồn tại của quốc gia tùy thuộc vào đó.
9. Lời bàn: Tham nhũng trong Cảnh Sát Tư Pháp và trong Phụng Hoàng ăn rất xâu và rất khó chứng minh vì những kẻ liên hệ che đậy rất tài tình. Sự kiện Phó Tổng Thống tập trung nỗ lực vào hai lãnh vực này là điều đáng khích lệ. Tuy nhiên, mối lạc quan liên quan đến kết quả khả dĩ đạt được phải được hạn chế vì vấn đề quá to tát. Tuy vậy, có thể hy vọng là vụ QTKQĐ, nỗ lực liên tục của Hội Đồng Giám Sát, và vụ tham nhũng trong giới cảnh sát tư pháp hiện tại sẽ là một khởi đầu nhỏ sẽ từ từ nới rộng thành một nỗ lực lớn nhằm chế ngự vấn đề tham nhũng trầm trọng tại Nam Việt Nam.
Bunker