Lối Tác Chiến Đặc Thù Của Tướng Hiếu

Tướng Tư Lệnh Hiếu khác biệt với các Tướng Tư Lệnh khác ở điểm không thuộc gốc pháo binh, thiết giáp, dù, thủy quân lục chiến hay biệt động quân, nhưng lại thuộc gốc "tham mưu". Tướng Hiếu đă không leo thang theo lề lối thông thường như mọi Tướng Lănh tác chiến khác - đi từ Đại Đội Trưởng, lên Tiểu Đoàn Trưởng, tiếp đến Trung Đoàn Trưởng, rồi Sư Đoàn Trưởng - mà đă đi lên theo ngă khác: sĩ quan Pḥng 3 Tổng Tham Mưu, Trưởng Pḥng 3 Tham Mưu Quân Đoàn, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn, rồi nhảy thẳng qua tác chiến với chức Sư Đoàn Trưởng Sư Đoàn 22 rồi Sư Đoàn 5. Do đó, lối tác chiến của Tướng Hiếu mang một tính chất đặc thù: một lối đánh chắc nịch v́ được nhào nặn với một bộ óc tham mưu uyên thâm. Đại Tá John Hayes, Cố Vấn Trưởng Sư Đoàn 5 đă nhận xét là Tướng Hiếu "cẩn trọng mực thước nhưng khi lấy quyết định th́ sắc bén".

Tướng Hiếu không cần phải làm cho chiến binh phục tài ḿnh bằng cách xông xáo nhảy lên hàng đầu, đốc thúc xạ thủ "bắn! bắn!", hay leo lên pháo tháp hối thúc chiến xa "tiến! tiến!". Tài tác chiến của Tướng Hiếu được biểu dương một cách sâu đậm hơn. Trước khi tung quân vào trận chiến, Tướng Hiếu, với kinh nghiệm cá nhân dày dặn của bao năm về tham mưu, đều đích thân cùng Pḥng 3 Tham Mưu điều nghiên kế hoạch hành quân, không bỏ sót bất cứ một tiểu tiết nào.

Tướng Hiếu luôn có một cuốn sổ tay trong túi áo. Khi đi thị sát mặt trận, mỗi lần ra khẩu lệnh cho các Trung Đoàn Trưởng hay Chiến Đoàn Trưởng, hoặc từ trên trực thăng gọi xuống, hoặc trực tiếp giáp mặt, Tướng Hiếu đều ghi vào sổ lệnh ban ra. Đến khi trở về Bộ Tư Lệnh, Tướng Hiếu liền gọi Tham Mưu Trưởng lại để truyền đạt những lệnh đă ban bố, rồi chỉ thị Tham Mưu Trưởng thảo ngay tiêu lệnh hành quân điện đi. Như vậy, các Trung Đoàn Trưởng và Chiến Đoàn Trưởng không khi nào bị lúng túng v́ Tư Lệnh ra lệnh một đàng, Pḥng 3 Tham Mưu ra lệnh đàng khác, điều hay xảy ra đối với các Tướng Tư Lệnh khác.

Do đó, các chiến binh tham dự trong các trận do Tướng Hiếu điều khiển, đều nhận thấy guồng máy chiến trận luân chuyển trơn tru, tiến hành nhịp nhàng đều đặn từ khi vị Tư Lệnh bật đèn xanh đến khi đơn vị cuối cùng rút trở về đến căn cứ. Tướng Hiếu đă tạo được ḷng vững tin và chí phấn đấu nơi chiến binh v́ họ cảm nghiệm thấy họ không khi nào bị coi như là một con cờ thí, khi họ cảm nghiệm thấy mọi việc xảy đến quanh ḿnh - trong những lúc chiến trận sôi bỏng nhất - đă được điều nghiên thiết kế và trù liệu kỹ lưỡng, từ chi tiết nhỏ nhặt đến động tác to lớn, nếu cứ b́nh tâm th́ sẽ qua khỏi hiểm nguy: v́ phi pháo yểm trợ sắp nă tới, v́ đơn vị trừ bị sắp nhào tới, đúng như kế hoạch đă trù liệu. Tướng Hiếu biết không ǵ làm cho một chiến binh sợ hăi bằng cảm tưởng bị cấp trên bỏ rơi, không ǵ làm cho chiến binh nhụt chí bằng khi cảm thấy bị cấp trên thúc đẩy xông tiến lên như một con thiêu thân. Tướng Hiếu biết chiến binh sẵn sàng hy sinh mạng sống ḿnh khi họ cảm nghiệm cấp trên tôn quí mạng sống của thuộc cấp. Và Tướng Hiếu đă thành công trong công tác đạo đạt niềm tin đó nơi chiến hữu của ḿnh. Thành thử khi lâm trận, chiến binh không cần sự hối thúc vặt vănh của vị Tư Lệnh. Trái lại họ hăng say chiến đấu v́ họ cảm nghiệm thấy sự hiện diện sát cánh của vị Tư Lệnh ngay trong nội tâm của chính họ.

Tướng Hiếu chú trọng đến 3 yếu tố trong khi điều nghiên, thiết kế và thực hiện những trận đánh lớn bé của ḿnh, và chính 3 yếu tố này khiến các chiến trận mang tính chất đặc thù của Tướng Hiếu: (1) nắm vững mặt t́nh báo; (2) xử dụng tối đa các đơn vị Trinh sát; và (3) áp dụng nhị thức Bộ Binh-Thiết Giáp.

Nắm Vững Mặt T́nh Báo

Mỗi sáng, tờ tŕnh của pḥng 2 t́nh báo được Tướng Hiếu duyệt xét trước nhất, và Tướng Hiếu dùng bút màu đỏ phê, chú thích, đánh dấu hỏi, đánh dấu chấm than, gạch đít, đánh dấu thập, vẽ mũi tên, chằng chịt lên bản tường tŕnh. Bằng cách đó, Tướng Hiếu theo dơi mọi động tĩnh của địch để có thể đánh giá lực lượng địch, chẩn đoán và tiên đoán ư đồ địch.

V́ luôn nắm vững được quân số địch trước khi lâm trận, Tướng Hiếu bách chiến bách thắng. V́ nhờ tung vào trận chiến một số lượng quân tương ứng đối đầu với lực lượng địch hiện diện trong vùng hành quân, Tướng Hiếu đánh đâu thắng đấy. Người xưa có câu: "Biết địch biết ta, trăm trận đánh, trăm trận thắng". Trong buổi họp tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5, ngày 7/10/1970, Tướng Hiếu đă vạch rơ mục tiêu hoạt động của tất cả các đơn vị trong Sư Đoàn: "Quan niệm hoạt động trong tương lai của Sư Đoàn là săn diệt địch. Các đơn vị sẽ được giao mỗi đơn vị một đối tượng và phải nỗ lực ngày đêm để tiêu diệt đối tượng đó. Quan niệm này các Tiểu Khu cũng có thể áp dụng với các đơn vị ĐPQ+NQ. Nếu tất cả chúng ta đều áp dụng quan niệm săn diệt địch, chúng ta sẽ tiêu diệt được tất cả lực lượng của địch trong thời gian ngắn." Và Tướng Hiếu đă thực hiện được mục tiêu này cùng với chiến binh của Sư Đoàn 5.

Tướng Hiếu tập trung trong tay mọi tin tức t́nh báo và chỉ cho phép pḥng 2 phổ biến tin tức t́nh báo đến các đơn vị khác khi có lệnh của ḿnh mà thôi. Các cố vấn Mỹ thường hay chỉ trích lề lối làm việc này của Tướng Hiếu, cho là việc tập trung tin tức t́nh báo vào tay Tư Lệnh Sư Đoàn làm tŕ trệ quá tŕnh quyết định của các Trung Đoàn và Tiểu Đoàn Trưởng. Họ đâu có hiểu là Tướng Hiếu cố ư làm vậy để hóa giải phần nào tụi gián điệp nằm vùng.

Tướng Hiếu luôn luôn hiếu kỳ học hỏi để có thể đôn đốc "tận dụng các phương tiện kỹ thuật t́nh báo, như máy ḍ tiếng động" (sensors). Một ví dụ điển h́nh là Tướng Hiếu xử dụng đơn vị Chiến Đấu Điện Tử để đặt máy ḍ thám chuẩn bị cho kế Điệu Hổ Ly Sơn.

Tướng Hiếu cũng hay hối thúc các đơn vị hành quân dùng tới ống kính starlight để ḍ xét theo dơi các động tác di chuyển quân địch. (Mật điện số 1135 gửi cho Chiến Đoàn 8).

Đồng thời Tướng Hiếu lợi dụng tối đa đến phương tiện kỹ thuật t́nh báo của các đơn vị Mỹ bằng cách chỉ thị các Trung Đoàn Trưởng phải "phối hợp chặt chẽ với đơn vị không kỵ. Sử dụng Sĩ quan liên lạc tháp tùng trực thăng của đơn vị Không Kỵ Hoa Kỳ để báo cáo mọi tin tức liên quan đến hoạt động địch do đơn vị này phát hiện được."

Xử Dụng Tối Đa Đơn Vị Trinh Sát

Song hành với việc tận dụng kỹ thuật t́nh báo, Tướng Hiếu xử dụng tối đa đơn vị Trinh Sát trong mọi cuộc hành quân.

Tướng Hiếu luôn luôn chỉ thị cho "các Trung Đoàn phải cải thiện các đơn vị Trinh Sát và Viễn thám, phải tận dụng các đơn vị này trong nhiệm vụ t́m và diệt địch. Trước hết phải xâm nhập vào nội địa của địch để phát giác các căn cứ hoặc giao liên của địch, và xử dụng yếu tố bất ngờ đánh ngay vào sào huyệt của địch."

Tướng Hiếu thương mến cách đặc biệt đơn vị Trinh Sát, Viễn Thám và Thám Kích. Tướng Hiếu nhận thức tính chất cảm tử của các chiến binh thuộc đơn vị này và do đó rất thông cảm và độ lượng (chứ không dung túng) đối với thái độ kiêu binh của họ. Tướng Hiếu đôi lần đă đích thân can thiệp Quân Cảnh, những khi lính Quân Cảnh bắt giam vài ba anh chàng lính thám kích ba gai, sau khi thi hành những công tác nguy hiểm, đôi khi cần say sưa để giải sầu, rồi đâm ra phá làng phá xóm đôi chút, cho trả về đơn vị tự giác xử lư lấy. Nhà văn Trần Hoài Thư, trước kia đă từng phục vụ dưới quyền Tướng Hiếu trong đơn vị Thám Kích 405 của Sư Đoàn 22 đă viết (vi thư ngày 28/10/1998):

Tôi về tŕnh diện đơn vị đại đội 405 Thám kích lúc tướng Hiếu làm sư đoàn trưởng (8/1967). Và đơn vị tôi rất được tướng Hiếu thương. Bởi lẽ chúng tôi đă ở sát với ông, làm xong những công tác hiểm nguy mà ông đă tin tưởng. Mỗi lần đơn vị chiếm mục tiêu là trực thăng ông bay đến liền để ủy lạo. Vào ngày 9/5/1968, đại đội tôi bị phục kích trên đồi Kỳ Sơn, thiệt hại rất nặng, 4 sĩ quan tử thương, có cả cố vấn Mỹ, riêng tôi và đại đội trưởng bị thương, ngay xế trưa hôm ấy, tướng Hiếu đáp trực thăng bay lên đồi và ông ngồi cúi đầu trên mỏm đá cả nửa tiếng đồng hồ. Và cả tuần sau đấy, ông ra lệnh Sư đoàn treo cờ rũ. Tôi đă mang theo h́nh ảnh này cũng như h́nh ảnh của Tướng Nguyễn Khoa Nam trong các tác phẩm mà tôi xuất bản ở hải ngoại như Ra Biển Gọi Thầm, Ban Mê Thuột Ngày Đầu Ngày Cuối, và mới đây Về Hướng Mặt Trời Lặn. Tôi mang h́nh ảnh ông, ḷng thương lính của ông, ḷng nhân hậu của ông để mà tự hào là một thuộc cấp của ông. Ông đă tặng cho mỗi người lính chúng tôi một chiếc dao găm rất đẹp, v́ ông rất chịu chúng tôi.

Tướng Hiếu đă lấy làm đau buồn và lănh phần trách nhiệm v́ để cho ban t́nh báo Pḥng 2 chẩn đoán sai lực lượng địch nằm trên đồi Kỳ Sơn, thay v́ một tiểu đoàn th́ lại báo cáo lầm là một đại đội. Thành thử đại đội Thám Kích đă lọt vào ổ phục kích của một lực lượng địch đông gấp bội.

Áp Dụng Nhị Thức Bộ Binh-Thiết Giáp

Đại Tá Trịnh Tiếu đă kể lại một cách ngoạn mục Tướng Hiếu xử dụng nhị thức Bộ Binh-Thiết Giáp để đánh tan một Trung Đoàn của Sư Đoàn 3 Sao Vàng Bắc Việt trong cuộc hành quân Đại Bàng 800.

Đại Tá Cố Vấn Trưởng Sư Đoàn 5 John Hayes đă khen Tướng Hiếu, khi về nắm chức Tư Lệnh Sư Đoàn đă hoán chuyển Thiết Đoàn Kỵ Binh từ vai tṛ "Ngự Lâm Lính Kiểng" qua vai tṛ tấn công thực sự.

Trung Tá Cố Vấn Phó Sư Đoàn 5, George G. Layman, trong tờ tŕnh lượng gía cho tam cá nguyệt chót của năm 1970, ghi nhận là Tướng Hiếu tôi luyện Trung Đoàn Thiết Kỵ của ḿnh như sau:

Trung Đoàn Thiết Kỵ 1 trải qua một chương tŕnh huấn luyện nước rút trong tam cá nguyệt này. Nhóm 1 học tập chín ngày tại Trung Tâm Huấn Luyện Tự Đức do các giảng viên của Trường Thiết Giáp QLVNCH. Nhóm 2 và 3 học tập tại Lai Khê. Tất cả 3 nhóm đều xử dụng Băi Bắn Trảng Bom để tập bắn khí giới cơ hữu đủ loại.

Trong mọi trận đánh, Tướng Hiếu luôn luôn dùng tới nhị thức Bộ Binh-Thiết Giáp. Nhờ vậy mà Tướng Hiếu đă đánh bật địch ra khỏi hai tỉnh B́nh Long và B́nh Dương thuộc vùng trách nhiệm của Sư Đoàn 5 sau hai tháng về nắm Sư Đoàn này. Và qua năm 1970, Tướng Hiếu toàn tấn công vượt biên địch quân trong vùng Lưỡi Câu và Snoul Bắc Lộc Ninh, với lực lượng hùng hậu một lúc ba Chiến Đoàn gồm 3 Trung Đoàn Bộ Binh và 2 Thiết Đoàn Kỵ Binh với 30 xe tăng M41A3, 62 thiết vận xa M113, 8 thiết vận xa bộ chỉ huy M577A1, 7 thiết vận xa trọng tải 6 tấn M548, 8 thiết vận xa chở súng cối 81 ly M1251, 2 M132 xe tăng phun lửa, 2 M578 xe tăng nhẹ có cần trục và 1 XM706 xe tăng nhẹ an ninh hộ tống.

Tướng Hiếu luôn khuyến cáo các Chiến Đoàn Trưởng phải áp dụng nhị thức Bộ Binh-Thiết Giáp khi tấn công địch.

Thiếu Tá Dù Trương Dưỡng viết trong cuốn "Đời Chiến Binh" (trang 86):

Bài học về Nhị thức Bộ binh-Thiết Giáp tại trường Vơ Bị Đà Lạt đă phân tích rơ ràng hai phương pháp hành quân với chiến xa: Khi chiến xa là lực lượng yểm trợ th́ bộ binh sẽ là chủ lực. Ngược lại chiến xa có thể dùng để thọc sâu vào hậu tuyến của địch quân, trong trường hợp nầy bộ binh sẽ là lực lượng tùng thiết."

Khi là sinh viên Trường Vơ Bị Liên Quân Đà Lạt, chắc Tướng Hiếu cũng được các huấn luyện viên Pháp dạy qua loa về binh pháp nhị thức này. Đến khi theo học Đại Học Chỉ Huy Cao Cấp và Tham Mưu của Quân Đội Mỹ tại Fort Leavenworth, Kansas, Thiếu Tá Hiếu mới thật sự say mê với nhị thức Bộ Binh-Thiết Giáp. Dưới sự hướng dẫn của Thiếu Tá Thiết Giáp George E. Kimball, Thiếu Tá Hiếu đă thấu triệt được mọi lư thuyết liên quan đến nhị thức này, để rồi đem ra ứng dụng cách thật là tài t́nh đến độ vô song địch.

Biết lư thuyết của nhị thức đâu có đủ: sinh viên sĩ quan nào mà chẳng học qua. Đem ra áp dụng mới là chuyện khó, và không mấy ai làm được. Tướng Hoàng Xuân Lăm, gốc Thiết Giáp, đă chịu bó tay, không ra lệnh nổi cho Thiết Đoàn Kỵ Binh tiến lên giải cứu cho hai Tiểu Đoàn Biệt Động Quân bị vây khốn tại mặt trận phía Bắc của chiến trường Hạ Lào Lam Sơn 719. Thiết Đoàn không chịu tiến lên v́ cho là đơn vị Dù không chịu tùng thiết. Đơn vị Dù không chịu tiến lên v́ cho là Thiết Đoàn không chịu yểm trợ! Thế là bài học của Thiếu Tá Trương Dưỡng lâm vào ngơ bí!

Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Quân Đoàn III, đă phải phân tán Thiết Đoàn Kỵ Binh Quân Đoàn III và giải thể Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III, mặc dù hai lực lượng này đă làm cho địch quân điêu đứng khi Tướng Trí c̣n sống, chỉ v́ ông không đủ tài cán điều động hai lực lượng này, nói cách khác ông không giải nổi nhị thức Bộ Binh-Thiết Giáp. Chuẩn Tướng Khôi đă phải từ chức Chiến Đoàn Trưởng LLXKQĐIII sau nhiều trận căi vả với Tướng Minh để bảo toàn sinh mạng của quân lính thuộc đơn vị ông.

Tướng Hiếu có đặc điểm ǵ mà hai Tướng Lăm và Minh không có? Bản Lănh. Chính vậy: chỉ huy trưởng của đơn vị bộ binh và chỉ huy trưởng của đơn vị thiết giáp phải tuyệt đối tin tưởng vào tài lănh đạo của vị tư lệnh hành quân th́ mới thực hiện được nhị thức Bộ Binh-Thiết Giáp. Nếu một trong hai chỉ huy trưởng không tin tưởng là kế hoạch hành quân đă được điều nghiên kỹ lưỡng, tới mức độ tấn công là phải thắng một trăm phần trăm, th́ họ sẽ thối thác không chịu tuân lệnh với lư do thiệt hại đến sinh mạng vô ích cho quân lính họ. Lúc đó Tư Lệnh chỉ có nước chịu thua: ông đâu dám chịu lănh trách nhiệm nặng nề đó! Tướng Hiếu đă gây được ḷng tin tuyệt đối đó nơi các Trung Đoàn Trưởng Bộ Binh và các Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn Kỵ Binh, nên đă thành công trong việc ứng dụng nhị thức Bộ binh-Thiết giáp, một điều ít Tướng Lănh QLVNCH sánh kịp.

Tướng Hiếu c̣n càng phải được thán phục hơn nữa, khi ta biết được là quân đội Đồng Minh và Hoa Kỳ loạng quạng trong việc xử dụng chiến xa trên chiến trường Việt Nam. Nhà phân tách gia chiến sử Brian Ross đă viết như sau trong bài "The Use of Armoured Vehicles in the Vietnam War" ( Việc Xử Dụng Thiết Vận Xa trong Chiến Tranh Việt Nam):

Nói cho cùng, tất cả những kẻ tham dự vào chiến tranh Việt Nam, có dùng tới chiến xa, có lẽ ngoại trừ QLVNCH, đều tỏ vẻ ngần ngại bất đắc dĩ. Lư do rất đơn giản là chiến xa không phù hợp với quan điểm của giới lănh đạo cao cấp đối với cục diện của cuộc chiến tranh Việt Nam.

[...] Việc ứng dụng Chiến Xa (xe tăng thay v́ Thiết Vận Xa) chỉ xảy ra với sự xuất hiện của Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ (the "Big Red One") trong nước vào năm 1965. Trước đó, mỗi đơn vị Thiết Đoàn và Kỵ Binh Mỹ khi trong khuôn khổ thành phần của Sư Đoàn mẹ đều đánh đổi chiến xa với thiết vận xa, thường là dưới dạng Thiết Vận Xa Xung Kích của Thiết Đoàn Kỵ Binh, hay nếu là Bộ Binh Cơ Hữu th́ các thiết vận xa trở nên chân đi của bộ binh. Chính là dưới sự thôi thúc của Tướng Johnston, Tham Mưu Trưởng Quân Lực Hoa Kỳ, mà Đại Đội Thiết Kỵ của Sư Đoàn phải giữ chiến xa hạng trung để trắc nghiệm việc xử dụng chiến xa tại Việt Nam. Nếu chúng thành công, th́ có thể tăng cường chúng thành một tiểu đoàn, nếu thất bại, th́ trở về thành một đơn vị thiết vận xa, cũng dễ thôi.

Tướng Westmoreland, chỉ huy trưởng MACV trả lời cho quyết định trên là, "ngoại trừ một số ít vùng ven biển, nhất là trong vùng I Quân Sự, Việt Nam không phải là chỗ dụng vơ cho các đơn vị chiến xa hay bộ binh cơ hữu." Thật vậy, mặc dù đi ngược lại ước nguyện của Tham Mưu Trưởng, các chiến xa của Đại Đội Thiết Kỵ của Sư Đoàn 1 Bộ Binh vẫn bị giữ ở Phú Lợi, và phải mất 6 tháng tranh luận gay gắt trước khi tướng Westmoreland thay đổi thái độ "không dùng chiến xa trong rừng" và cho lệnh tháo cũi chiến xa cho xài chung.

Tuy Sư Đoàn 1 Bộ Binh dẫn lối, nhưng thật ra th́ phải đợi tới sự xuất hiện của Sư Đoàn 25 Bộ Binh Hoa Kỳ với Sư Đoàn Trưởng cứng cựa, Thiếu Tướng Weyland đ̣i hỏi, mặc dù Bộ Quốc Pḥng và MACV chống đối, phải để Sư Đoàn dùng trọn bộ đơn vị chiến xa của ḿnh, chỉ khi đó Quân Đội Hoa Kỳ mới thật sự bắt đầu xử dụng cả chiến xa lẫn thiết vận xa trong vai tṛ lưỡng dụng.

Tuy vậy, thái độ này vẫn âm ỉ trong nhiều năm, cho tới khi những người cổ vơ chiến xa cuối cùng chứng minh được cho những kẻ chống đối thấy là họ sai lầm. Thật vậy, khoảng năm 1969, sau cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân năm 1968, Tướng Westmoreland hoàn toàn xoay chiều trước sự thành công của các đơn vị chiến xa trong việc bẻ găy cuộc tấn công, khiến ông ra lệnh trong mọi cuộc tiếp ứng sau đó phải do chiến xa chứ không phải là bộ binh nữa.

Tuy nhiên, ngay từ năm 1965, Tướng Hiếu khuyến cáo các chỉ huy trưởng thiết giáp cần biết uyển chuyển khi áp dụng nhị thức thiết giáp-bộ binh, không quá lệ thuộc vào bộ binh tháp tùng trong những trường hợp bộ binh gây trở ngại cho tính di động của thiết giáp (Pleime, chương VIII):

Chúng ta cũng học biết được là trong trận Đức Cơ trước đây, Việt Cộng luôn tìm cách lợi dụng màn đêm để tấn công các đơn vị thiết giáp. Lần này tại Pleime, địch cũng dùng chiến thuật đó, tạo cho các đơn vị thiết giáp thêm một dịp tạo chiến công và nâng cao niềm hãnh diện của Thiết Đoàn 3 (đóng tại Pleiku), đơn vị thiết giáp kỳ cựu nhất trong QLVNCH đã từ tham dự vào cuộc chiến đấu khốc liệt tại Ninh Bình, Nam Định, Vĩnh Yên trên vùng Bắc Việt, trước ngưng chiến năm 1954.

Địa thế tại Pleime bị che phủ bởi bụi cây rậm rạp nhưng nền đất lại rắn chắc, suối nhỏ lại hiếm và các chiến sĩ thiết kỵ có thể cảm thấy thoải mái như đang ở nhà.

Trong hầu hết các trường hợp, bộ binh tháp tùng bảo vệ các đoàn quân chiến xa là điều đòi buộc. Trái lại, trận Pleime là một trường hợp cổ điển trong đó các phần tử bộ binh phương hại nhiều đến tính di động và khả năng của các chiến xa. Vì lẽ đó, các đại đội trưởng thiết giáp không nên bám quá khư khư vào các nguyên tắc bài bản và tốt hơn là bạo dạn phơi trần ra thay vì giới hạn tính di động của mình với một bộ binh tháp tùng sát bên bảo vệ. Điều này sẽ không những tạo tự do hành động mà còn biện minh cho khả năng tự vệ trong trường hợp bị tập kích bất ngờ.

Thiếu Tá Delbert F. Shouse, Cố Vấn P3 của Sư Đoàn 5, đă thẩm định về việc ứng dụng nhị thức Bộ Binh-Thiết Giáp của Tướng Hiếu trong tờ tŕnh lượng gía ngày 4/4/1970 như sau:

Việc xử dụng một trung đoàn bộ binh và một trung đoàn thiết giáp kỵ binh tiến vào mật khu an toàn và căn cứ tiếp liệu của địch trong lănh thổ Campuchia trong tháng 5 và 6 cho phép sư đoàn thi thố khả năng trong những cuộc hành quân quân sự đại qui mô với sự tham chiến của các đơn vị không vận, trong các cuộc hành quân tái tiếp tế đến các căn cứ xa xôi, và các cuộc hành quân lớn trường kỳ. Nhờ vậy sư đoàn đă tiếp thu được vô số khí giới, đạn dược, thực phẩm và các quân trang quân cụ khác, khiến cho tinh thần chiến binh phấn khởi và chứng minh cho QLVNCH thấy là họ có thể bẻ găy khả năng của địch.

Việc rút trung đoàn thiết kỵ ra khỏi phận vụ bảo vệ đường xá và duy tŕ an ninh án động cho phép đơn vị này khai thác hỏa lực và năng động tính của nó, chống lại các lực lượng chính qui Bắc Việt trong lănh thổ Campuchia và vùng Bắc Tỉnh B́nh Long. Tuy nhiên, các cuộc hành quân Campuchia cho thấy chiến xa M41 không được xử dụng như chiến xa. Thiết vận xa M113 của đơn vị thiết kỵ thích hợp hơn trong chiến trường rừng cây rậm rạp và có khả năng đánh bại bất cứ đe dọa nào của địch trong vùng này.


Nguyễn Văn Tín
(02/11/1998)

Cập nhật ngày 27.07.2010

generalhieu